Luật chơi tennis cơ bản từ A đến Z nhất định phải biết

Thứ 2, 31/07/2023

Administrator

140

31/07/2023, Administrator

140

Tennis là một môn thể thao rèn luyện sức khỏe, với những người yêu thích bộ môn này thì không còn quá xa lạ nhưng đối với những người mới bắt đầu thì chắc chắn họ sẽ không nắm rõ luật chơi. Bài viết dưới đây sẽ giúp họ hiểu luật chơi tennis cơ bản từ A đến Z, cùng theo dõi nhé.

1. Tennis là gì?

Tennis là gì

Tennis là môn thể thao được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Tennis hay còn gọi là quần vợt, có thể được chơi theo hai hình thức là một người đấu với một người hay chơi đội, mỗi đội 2 người. Người chơi sẽ dùng 2 mặt của vợt để đánh vào quả bóng cao su bọc nỉ sao cho quả bóng bay sang tấm lưới bắt ngang 2 vận động viên và qua đến đối phương bên kia. Ngoài hình thức người tham gia thì sân chơi tennis cũng rất đa dạng, hiện nay ngoài sân tennis cỏ ra thì còn có các loại sân khác như sân đất sét, sân trải thảm, sân cứng,...

2. Luật thi đấu tennis cơ bản

Luật thi đấu Tennis cơ bản

Sau khi đã tìm hiểu tennis là gì thì bạn cũng nên biết đến những luật chơi cơ bản nhất của tennis. Những luật chơi này rất phổ biến và được áp dụng cho hầu hết các sân chơi tennis hiện nay. Vậy luật thi đấu tennis cơ bản gồm những gì? Cùng 3T SPORT tìm hiểu qua phần dưới đây.

2.1. Điều 1: Luật sân thi đấu Tennis

Luật sân thi đấu

Sân Tennis phải đúng theo luật là có hình chữ nhật, chiều dài 23,77m và chiều rộng 8,23m. Ở giữa sân sẽ có một tấm lưới, chia sân thành hai phần bằng nhau. Dùng một sợi dây kim loại hoặc dây thừng buộc vào 2 lưới với đường kính tối đa là 0.8 cm. Sử dụng cột lưới tròn sẽ có đường kính 15 cm, nếu vuông thì chiều dài cạnh là 15 cm.

- Lưới: Buộc bằng sợi dây thừng hoặc kim loại có đường kính tối đa là 0.8 cm vào hai cột của lưới, lưới sẽ được đặt giữa sân và chia sân thành 2 phần bằng nhau. Quy định chiều cao của lưới là 0.914m, cột lưới cao hơn mép trên của lưới tối đa 2.5 cm. Tâm của cột đặt cách mép ngoài đường biên dọc với mỗi bên là 0.914 m. Đối với chiều cao của cột lưới thì phải cách sân (mặt đất) là 1.07 m.

- Sân phải có đường biên phân biệt gọi là đường biên cuối sân, một đường biên ngang, hai bên gọi là biên dọc, đường giao bóng phải cách bóng 6.4m.

- Một phần quan trọng không thể thiếu trên sân chính là ô giao bóng, đây là khoảng sân nằm ở giữa lưới, chiều rộng 5m chia sân thành hai phần song song và bằng nhau. Các đường kẻ trên sân được quy định tối thiểu là 2.5 cm và tối đa 5 cm. Đối với đường cuối sân thì có thể kẻ rộng 10cm và dùng chung một màu.

2.2. Điều 2: Luật thiết bị trên sân

Luật thiết bị trên sân

- Lưới, dây căng lưới, cột lưới, cạp lưới, cáp chống, tường bao sân, bậc ngồi, ghế trọng tài và ghế cho vận động viên chính là những thiết bị cố định cần phải có trên một sân tennis.

- Ngoài những thiết bị đó thì người nhặt bóng, trọng tài chính, trọng tài biên khi đứng đúng vị trí thì cũng được xem là thiết bị cố định trên sân. Quy định số lượng trọng tài tennis trên một sân là bao gồm một trọng tài chính, trọng tài biên và người nhặt bóng. Tuy nhiên có những trận đấu có tới 11 trọng tài cùng lúc, những trận đấu này thường là những trận đấu có level cao nhất.

- Chú ý: Trọng tài bao gồm những người ngồi trên sân điều khiển trận đấu và cả những người được chỉ định hỗ trợ trọng tài chính trong quá trình trận đấu diễn ra.

2.3. Điều 3: Quy định về quả bóng trong thi đấu

Quy định về quả bóng thi đấu

Quy định về quả bóng trong thi đấu thì bóng phải giống nhau về mặt ngoài, được phủ bằng một lớp nỉ có màu trắng hoặc vàng, nếu có đường chắp nối thì không được để lộ mũi khâu. Đường kính bóng được quy định từ 6.35 cm đến 6.67 cm, nặng từ 56g tới 59.4g. Nếu thả từ độ cao 254 cm xuống thì độ nảy của bóng phải từ 134.62 cm đến 147.62 cm.

Loại 1: Là loại có tốc độ nhanh, có độ biến dạng về phía trước lớn hơn 0,495cm và nhỏ hơn 0,597cm; khi có lực 8.165kg tác động vào bóng thì độ biến dạng sau lớn hơn 0,749cm và nhỏ hơn 0,965cm. 

Loại 2 và 3: Là loại có tốc độ trung bình và chậm, có độ biến dạng về phía trước lớn hơn 0,559 cm và nhỏ hơn 0,737 cm; khi có lực 8,165 kg tác động thì độ biến dạng sau lớn hơn 0,800 cm và nhỏ hơn 1,080 cm.

Khi thi đấu ở độ cao trên 1.219m so với mặt nước biển, có thể sử dụng hai loại bóng bổ sung:

Có thể bổ sung hai loại bóng sau đây nếu thi đấu ở độ cao 1.129m so với mặt nước biển:

Loại thứ nhất là bóng có độ nén, trị số độ nảy của bóng từ 121.92cm đến 134.62cm với áp suất bên trong lớn hơn bên ngoài. Ngoài ra những quy định khác sẽ không có thay đổi.

Loại thứ hai là bóng không có độ nén, quy định của loại này cũng có những chỉ tiêu như đã mô tả, chỉ khác về độ nảy của bóng. Độ này sẽ được quy định từ 134,62cm - 147,32 cm và áp suất bên trong sẽ tương đương áp suất bên ngoài.

2.4. Điều 4: Quy định về vợt

Quy định về vợt

Đối với kích thước của vợt thi đấu thì tổng chiều dài của cả cây vợt là 73.66cm, rộng 31.75cm. Chiều dài và rộng của mặt lưới lần lượt là 39.97cm và 29.21cm. Các kích thước đã quy định trên là kích thước tối đa và không được vượt qua các con số đó.

Ngoài quy định về kích thước thì phần dây của mặt lưới cũng được quy định rõ ràng. Mặt lưới phải là một mặt phẳng gồm một sợi trên và một sợi dưới. Trên mặt vợt chỉ được có một kiểu dây đan, không có thêm nút lòi, nút đơn lẻ hay buộc thêm bất kỳ dây nào khác.

2.5. Điều 5: Luật giao bóng và đỡ bóng

Luật giao bóng và đỡ bóng

Khi phân chia phần sân, người nào đánh đường bóng đầu tiên thì sẽ được gọi là người giao bóng và người còn lại sẽ được gọi là người đỡ bóng.

2.6. Điều 6: Quy định chọn sân và giao bóng

Quy định chọn sân và giao bóng

Đối với bộ môn quần vợt này thì trọng tài sẽ tung đồng tiền hoặc cho người chơi bốc thăm đồng xu để xem ai sẽ là người chọn sân và ai sẽ là người giao bóng. Người thắng có quyền chọn hoặc nhường quyền chọn lại cho đối thủ, nếu một trong hai chọn sân thì bên còn lại sẽ chọn giao bóng hoặc nhận bóng và ngược lại.

2.7. Điều 7: Luật giao bóng Tennis

Luật giao bóng Tennis

Nếu là người giao bóng thì người này phải đứng ở vị trí ngoài đường biên cuối sân với tư thế đứng bằng hai chân. Không có quy định về hướng tung bóng nhưng phải đánh bóng trước khi nó chạm đất.

Khi giao bóng, người này phải đứng nguyên vị trí không được phép di chuyển và cũng không được chạm vào đường kẻ vạch. 

Khi bóng chạm mặt vợt thì đồng nghĩa quá trình giao bóng đã kết thúc. Khi giao bóng có thể dùng vợt để tung bóng và chỉ được dùng một ta

2.8. Điều 8: Quy định về trình tự giao bóng

Quy định về trình tự giao bóng

Bóng sẽ bắt đầu về phía bên phải rồi qua bên trái ở mỗi lượt chơi tennis. Bóng giao theo luật là bóng phải bay được qua lưới và rơi tại ô chéo với vị trí đứng giao bóng hoặc trên các vạch của ô giao bóng trước khi bên còn lại đỡ bóng.

2.9. Điều 9: Phạm lỗi giao bóng

Phạm lỗi giao bóng

Điều 8 đã nêu thế nào là giao bóng đúng luật thì ở điều 9 sẽ nói về những điều được xem là vi phạm khi giao bóng:

  • Vợt không đánh trúng vào bóng đã tung.
  • Chạm vào những thiết bị thiết bị cố định trên sân như cột, lưới,...trước khi chạm đất.
  • Bóng giao ngoài sân
  • Vi phạm điều 7, 8

2.10. Điều 10: Quả bòng giao thứ 2

Quả giao bóng thứ 2

Nếu lượt giao bóng thứ nhất bị lỗi thì sẽ được thực hiện lần thứ 2, đó được gọi là quả giao bóng thứ 2. Lần giao bóng thứ 2 phải đứng cùng một vị trí với lượt thứ nhất, nếu xảy ra trường hợp vị trí đó bị nhầm lẫn thì sẽ được thay đổi, lúc này ở vị trí mới đấu thủ chỉ được giao một quả.

2.11. Điều 11: Thời điểm giao bóng

Thời điểm giao bóng

Thời điểm giao bóng chỉ diễn ra khi đấu thủ sẵn sàng nhận bóng. Tuy nhiên người giao bóng cũng sẽ không có lỗi nếu người nhận bóng ra hiệu chưa sẵn sàng.

2.12. Điều 12: Thời điểm giao bóng lại

Thời điểm giao bóng lại

Thời điểm giao bóng lại sẽ được thực hiện khi lần giao thứ nhất bị lỗi hoặc đấu thủ chưa sẵn sàng nhận bóng. Bóng được giao trước khi chạm đất phải chạm vào lưới, cạp lưới hay dải băng và tiếp tục chạm vào người đỡ. 

3. Luật tính điểm trong các trận đấu Tennis

Luật tính điểm thi đấu Tennis

Luật thi đấu Tennis, điều 26 quy định như sau:

Nếu tay vợt chiến thắng ở điểm đầu tiên thì số điểm có được sẽ là 15 điểm, thắng điểm thứ hai là 30 và thứ 3 là 40. Nếu đấu thủ tiếp tục thắng ở lần thứ 4 thì sẽ giành chiến thắng. Trường hợp cả hay tay vợt điều thắng điểm thứ 3, nghĩa là họ có số điểm bằng nhau là 40, lúc này họ rất có lợi thế chiến thắng nếu thắng ở ván tiếp theo.

4. Luật Tie-break là gì?

Luật Tie-break là gì

Nếu cả hai vợt thủ điều thắng cả 6 game thì sẽ có một trận đánh quyết định xem ai sẽ là người chiến thắng, trận đó gọi là luật Tie-break. Nếu tỷ số điểm trong loại tie-break là 6-6 thì ở loạt tie-break, hai đấu thủ sẽ đánh cho đến khi một trong hai đạt được 7 điểm và vượt lên 2 điểm cách biệt.

Luật Tie-break sẽ được thực hiện khi hai đấu thủ điều thắng cả 6 game. Những trận đấu 3 hoặc 5 set, đối với set thứ 3 hoặc 5, trừ khi có quy định riêng trước đó, nếu không vân phải theo luật đó là cách nhau 2 game.

5. Luật Tennis đánh đơn

Luật Tennis đánh đơn

Như đã nói ở phần 1, Tennis có thể được chơi theo hai hình thức là đơn và đôi. Ở mỗi hình thức như vậy cũng sẽ có những quy định riêng. Ở mục 5 này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những quy định của Tennis khi chơi ở hình thức đơn.

Quy định về kích thước sân: Đối với hình thức đánh đơn thì sân được quy định là hình chữ nhật phẳng với kích thước lần lượt của chiều dài và chiều rộng là 23.77m và 8.23m.

Quy định về thứ tự giao bóng: Người chơi thắng cú tung sẽ là người giao bóng trước. Ở set đầu tiên người này sẽ được giao bóng trước hoàn toàn. Bắt đầu từ hiệp thứ 2 vị trí giao bóng sẽ được thay đổi, ở set thứ hai thì quyền giao bóng thuộc về người thứ 2.

Luật Tie-break: Loạt đánh Tie-break sẽ được áp dụng nếu cả hai đấu thủ điều có tỷ số là 6-6. Lúc này luật Tie-break như trận đánh quyết định ai sẽ là người chiến thắng. Ai giành được 7 điểm cùng với tỷ số dẫn trước là 2 điểm thì người đó thắng.

Cách thức tổ chức: Quy định thông thường là 3 set nhưng  tùy vào sở thích của người chơi mà có thể sẽ lên đến 5 set

6. Luật Tennis đánh đôi

Luật Tennis đánh đôi

Không chỉ chỉ có hình thức đánh đơn có quy định, hình thức đánh đôi cũng thế, cũng sẽ có những quy định sau:

Quy định về kích thước sân: Hình thức đánh đôi nghĩa là hai đánh với hai, số lượng người nhiều hơn đồng nghĩa kích thước của sân cũng phải khác nhau. Đối với hình thức đánh đôi thì chiều rộng của sân là 10.97m, bên sân của mỗi bên sẽ rộng hơn sân đánh đơn là 1.73m. Đường biên của sân đánh đôi phải ở giữa 2 đường biên giao bóng.

Thứ tự giao bóng: Thứ tự giao bóng sẽ được thực hiện khi set đấu bắt đầu. Mỗi bên sẽ cử một người đại diện thực hiện giao bóng ở set thứ nhất và thứ hai. Ở set thứ 3 người giao bóng chính là đồng đội của người giao bóng ở set thứ nhất, cứ như vậy luân phiên cho đến khi kết thúc trận đấu.

Thứ tự đỡ bóng: Tương tự như thứ tự giao bóng, thứ tự đỡ bóng cũng được thực hiện khi trận đấu bắt đầu. Đội nào giao bóng ở set đầu sẽ được chọn người đỡ bóng và người đó cũng sẽ đỡ bóng ở các set lẻ tiếp theo. Tương tự nếu một bên là set lẻ thì bên còn lại sẽ là set chẵn. Các thành viên trong đội cũng sẽ hỗ trợ, luân phiên nhau đỡ bóng.

Giao bóng không đúng thứ tự: Trong một set đấu, nếu thứ tự đỡ giao bóng thay đổi thì thứ tự đó phải được duy trì cho đến cuối set, nhưng đến set tiếp theo các đấu thủ phải trở lại thứ tự giao bóng ban đầu.

Hướng dẫn kẻ sân khi đánh tennis đôi:

Kẻ một đường thẳng dài 1.28m từ một vị trí bất kỳ của lưới. Tiếp theo tiến hành đánh ở giữa một dấu X và thực hiện đo đạc thật kỹ các vị trí sau: 

  • Nơi lưới cắt bóng trong đường biên đến điểm a và b là 4.11m.
  • Đến vị trí cọc chống đơn là 5.03m.
  • Vị trí cột lưới 6.4m.
  • Đường kẻ chính là vị trí cuối 12.8m.

7. Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp cho người xem những luật chơi Tennis cơ bản nhất để họ hiểu thêm về bộ môn này. Mong bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc và giúp bạn chơi được bộ môn này một cách chính xác và hiệu quả nhất.

 
Chia sẻ:
Copyright © 2022 - 3T SPORT. All rights reserved. Design by i-web.vn