Luật cầu lông đôi chuẩn trong thi đấu bạn cần phải biết

Thứ 3, 01/08/2023

Administrator

123

01/08/2023, Administrator

123

Nhiều người nghĩ rằng luật đánh cầu lông đôi với luật đánh cầu lông đơn là như nhau nhưng trên thực tế luật của hai hình thức này khác nhau. Vậy cầu lông đôi sẽ có những luật gì? Xem ngày bài viết luật cầu lông đôi chuẩn trong thi đấu bạn cần phải biết dưới đây ngay nhé. 

1. Cầu lông là gì?

Cầu lông là gì

Cầu lông là một môn thể thao đối kháng phổ biến, được chơi với vợt cầu lông và một quả cầu nhỏ có lông đặt giữa hai đội hoặc hai người chơi đơn. Mục tiêu của trò chơi là đánh cầu qua lưới và quả cầu chạm đất ở sân bên đối diện một cách khó khăn cho đối thủ khó có thể đáp trả.

Cầu lông đòi hỏi sự nhanh nhẹn, phản xạ nhanh, và khả năng chuyển đổi từ phòng thủ sang tấn công nhanh chóng. Ngoài ra, cần có kỹ thuật đánh cầu chính xác và chiến thuật linh hoạt để kiểm soát trận đấu.

Trò chơi cầu lông có thể diễn ra trong nhà hoặc ngoài trời tùy thuộc vào điều kiện và sân chơi. Đây là môn thể thao giải trí phổ biến và hấp dẫn, được yêu thích trên toàn thế giới vì tính cạnh tranh và sự hứng thú mà nó mang lại cho người chơi và người hâm mộ.

2. Luật cầu lông đôi trong thi đấu

Luật thi đấu cầu lông đôi

Cũng giống với cầu lông đơn, cầu lông đôi cũng có 3 hình thức chơi như sau: Đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Để giành được điểm tuyệt đối và chiến thắng, ngoài việc người chơi nắm vững các kiến thức, kỹ thuật đánh cầu đôi thì bên cạnh đó, người chơi cần phải có chiến thuật tốt, sự tự tin và quan trọng nhất là hiểu ý đồng đội. Việc hiểu và kết hợp ăn ý giữa đồng đội với nhau sẽ mang lại tỷ lệ chiến thắng cao hơn.

3. Trận đấu cầu lông bắt đầu như thế nào?

Trận đấu cầu lông đôi bắt đầu như thế nào

Tương tư như luật đánh cầu lông đơn, luật đánh cầu lông đôi cũng quy định việc bắt đầu một trận đấu bằng việc trọng tài sẽ tung đồng xu để quyết định bên nào nhận sân và bên nào phát cầu. Đội nào chọn đúng mặt đồng xu sẽ được quyền chọn sân hoặc phát cầu trước, đội thua sẽ chọn lựa chọn còn lại. 

4. Luật thi đấu cầu lông đôi bạn cần phải biết

Luật thi đấu cầu lông đôi người chơi cần biết

Như người chơi đã biết, cầu lông có hai hình thức chơi là đơn và đôi. Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về các luật của cầu lông đơn, vì thế ở bài này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem cầu lông đôi có những quy định gì, giống hay khác với cầu lông đơn. Cùng theo dõi qua phần dưới đây.

4.1. Quy định về kích thước sân

Quy định về kích thước sân

Tương tự như cầu lông đơn thì sân thi đấu của cầu lông đôi cũng có quy định tiêu chuẩn về kích thước. Dù trong luyện tập hay thi đấu thì kích thước sân cũng là một điều khá quan trọng, kích thước tiêu chuẩn của sân được quốc tế quy định như sau: 

- Chiều dài sân là 13,4m

- Chiều rộng sân là 6,1m

- Độ dài đường chéo 14,7m

- Trong vạch chia giữa sân sẽ giới hạn phần sân phát cầu, biên phát cầu trên nằm cách lưới, vạch biên tính điểm và biên phát cầu sau 1,98m. 

- Dù có bị căng hay không thì cột lưới phải luôn đứng yên và có chiều cao là 1,55m so với mặt sân. Cột lưới được đặt trên đường biên dọc phía ngoài của sân đánh đôi. Cột lưới và phụ kiện của nó không được xâm phạm vào khu vực trong sân.

- Lưới cầu lông có chiều rộng 760mm và được đặt ngang sân có chiều dài là 6,1m. Lưới có mặt trên được viền bằng băng trắng rộng 75mm. Để lắp đặt lưới đúng cách, bạn cần đảm bảo rằng chiều cao của lưới là 1,55m ở hai bên và 1,524m ở phần trung tâm. Trong việc treo lưới, không được để có khoảng cách giữa hai đầu lưới và cột lưới; nếu cần, bạn có thể quấn phần đầu của lưới vào cột lưới. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự chính xác và đồng đều của lưới trong quá trình chơi cầu lông.

4.2. Luật giao cầu lông đôi khi thi đấu

Luật giao cầu lông đôi

Trong cầu lông dù đơn hay đôi thì trận đấu được bắt đầu tính khi qua cầu được đánh từ mặt vợt của người thực hiện giao cầu. Trong trường hợp khi người giao cầu đã thực hiện giao cầu nhưng mặt vợt đánh không trúng cầu thì trận đấu vẫn được tính là đã bắt đầu.

Ở vị trí người giao cầu, người chơi chỉ được giao khi người nhận sẵn sàng nhận cầu. Người nhận được xem là đã sẵn sàng khi có ý định đánh trả cầu.

Trong luật thi đấu cầu lông đôi, miễn người giao cầu và người nhận cầu không bị che mắt thì người chơi có quyền đứng ở bất kỳ vị trí nào trên sân.

4.3. Quy định về ô giao cầu và ô nhận cầu lông đôi

Quy định về ô giao cầu và ô nhận cầu

Bên giao cầu

- Người chơi sẽ giao cầu từ ô cầu bên phải ở phần sân của họ nếu đội đó chưa ghi được điểm nào hoặc điểm số đang là điểm chẵn.

- Ngược lại nếu điểm số của người giao cầu đang là số lẻ thì người giao cầu sẽ giao từ ô bên trái ở phần sân của họ.

- Người có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình. 

Bên nhận cầu

- Ngược lại với bên giao cầu, người nhận cầu sẽ là người đứng trong ô giao cầu chéo đối diện

- Khi người chơi thắng một điểm và họ đang giữ quyền giao cầu thì họ sẽ được quyền thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình.

- Lượt giao cầu nào cũng phải được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có.

4.4. Hệ thống và cách tính điểm trong luật thi đấu cầu lông đôi

Hệ thống và cách tính điểm

- Tương tự với hệ thống và cách tính điểm của cầu lông đơn, trong một trận đấu thì cầu lông đôi cũng được diễn ra theo thể thức là 3 ván thắng hai, nghĩa là người chơi sẽ đấu 3 ván, đội nào thắng 2 ván thì đội đó chiến thắng. Trừ khi có sắp xếp khác nếu không vẫn cứ tôn trọng luật.

- Đội nào giành được 21 điểm trước sẽ thắng ván đấu đó, trừ trường hợp ngoại lệ như các đội hòa nhau với tỷ số 20 – 20 hoặc 29 – 29.

- Đội thắng một pha cầu sẽ ghi được 1 điểm. Một đội sẽ được xem là thắng pha cầu nếu như cầu rơi xuống đúng phần sân của đối thủ hoặc khi đội đối thủ mắc lỗi.

- Nếu hai đội đang có tỷ số hòa 20 – 20, đội nào giành được 2 điểm cách biệt trước sẽ thắng ván đấu đó.

- Nếu hai đội đang có tỷ số hòa 29 – 29, đội nào giành được điểm thứ 30 trước sẽ giành phần thắng trong ván đấu đó. Đội thắng sẽ là đội giao cầu trước ở ván đấu tiếp theo.

4.5. Khi nào được đổi sân

Quy định đổi sân

Trong cầu lông đôi, có một quy định về việc đổi sân sau mỗi điểm được ghi. Quy định này giúp đảm bảo sự công bằng và cân nhắc giữa các đội thi đấu. Khi đối thủ ghi điểm, đội phải thay đổi vị trí sân với đối thủ.

Quy trình đổi sân cầu lông đôi như sau:

- Hiệp đấu đầu tiên kết thúc

- Kết thúc hiệp đấu thứ 2 và chuẩn bị sang hiệp thứ 3

- Ở hiệp đấu thứ 3, một đội đạt được 11 điểm

Nếu việc đổi sân không được thực hiện đúng lúc, hai bên cần tự thực hiện việc đổi sân ngay sau khi phát hiện sự cố. Tuy nhiên, việc đổi sân chỉ được thực hiện khi cầu lông đã ra khỏi trận đấu. Điều này đảm bảo rằng điểm số của các đội vẫn được tính đúng và không bị ảnh hưởng bởi việc đổi sân.

4.6. Bắt lỗi vận động viên trong luật thi đấu cầu lông đôi

Bắt lỗi vận động viên

Tính cầu ngoài cuộc

Cầu được tính là ngoài cuộc trong các trường hợp sau:

- Cầu chạm vào lưới hoặc cột lưới và rơi xuống phần sân của người giao cầu.

- Cầu chạm mặt sân.

- Cầu chạm vào bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể của người chơi.

- Xảy ra lỗi hoặc là quả phát cầu lỗi, tùy thuộc vào quyết định của trọng tài.

Quy định về thời gian nghỉ giữa các trận đấu

Trong quá trình trận đấu diễn ra nếu một trong hai đội giành được 11 điểm trước thì sẽ sẽ có 60 giây để nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ giữa các hiệp đấu không được vượt quá 2 phút nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ và được quyết định bởi trọng tài.

Quy định nghỉ khi trận đấu kết thúc

Nếu có sự cố xảy ra khiến trận đấu tạm dừng thì điểm số vẫn được giữ nguyên cho đến khi trận đấu được tiếp tục.

Chỉ đạo và rời sân

Trong cầu lông đôi, vận động viên chỉ được nhận lời chỉ dẫn từ ban huấn luyện khi cầu lông không còn trong cuộc chơi, tức là cầu lông đã đi ra ngoài sân hoặc đã dừng lại sau khi điểm được ghi.  Trong lúc trận đấu đang diễn ra, các vận động viên không được rời khỏi sân mà không có sự đồng ý của trọng tài. Điều này đảm bảo tính công bằng và tuân thủ quy định trong quá trình thi đấu cầu lông đôi.

Hành động mà vận động viên không được phép làm

- Người chơi không được phép cố tình trì hoãn trận đấu để phục hồi sức lực bằng bất kỳ hình thức nào.

- Dùng lời nào hoặc hành động có ý khiêu khích đối thủ hoặc trọng tài.

- Có những hành động thô bạo hay lời nói gây ảnh đến tinh thần hoặc thể chất của đội bạn.

- Tác động vật lý gây hư hỏng cầu.

Nếu vận động viên vi phạm một trong những lỗi trên làm ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả trận đấu, tuỳ thuộc vào mức độ sẽ có sự trừng phạt thích đáng bởi trọng tài hoặc ban tổ chức.

5. Kết luận

Có lẽ luật đánh cầu lông đôi sẽ phức tạp hơn luật đánh cầu lông đơn nên hy vọng bài viết này sẽ giúp người đọc dễ hình dung và có cái nhìn khái quát hơn về luật đánh cầu lông đôi để tránh mất điểm đáng tiếc khi chơi. 

 
Chia sẻ:
Copyright © 2022 - 3T SPORT. All rights reserved. Design by i-web.vn